Nóng trong tuần: Cẩn trọng khi mua nhà đất “dính” quy hoạch

Những dự án căn hộ có giá trên 200 triệu/m2 “đứng bánh” giữa trung tâm TP.HCM; Nhiều người “sập bẫy” khi mua đất có sổ đỏ giả ở Bình Dương; Bán nhà trong quy hoạch: Khách đột ngột bỏ cọc, chủ “đứng, ngồi không yên”; 47 dự án đầu tư ra nước ngoài lỗ lũy kế hơn 1 tỷ USD; TP HCM: Quy hoạch ‘treo’ khắp nơi… là những thông tin rất nóng trong tuần qua.

images2304061 sggphoanghung pept Nóng trong tuần: Cẩn trọng khi mua nhà đất "dính" quy hoạch

 

Sau gần 50 năm đi vào hoạt động các chung cư cũ (trước năm 1975) hầu hết các chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống. Những bức tường bên ngoài đã hoen ố, bong tróc theo thời gian, đường dây diện thì chằng chịt, ống nước không đi theo một sự sắp đặt nào. Bên trong là các căn hộ bị nghiêng lún, ẩm thấp, tối tăm… có thể sụp đổ bất cứ lúc nào gây mất an toàn cho người sử dụng và cư dân sinh sống trong chung cư.

Có thể kể đến cụm 8 chung cư thuộc cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Trong đó, chung cư lô IV và lô VI đã được bồi thường giải tỏa, 6 chung cư lô số còn lại có diện tích gần 57.000m2 và khoảng 1.427 hộ dân (khoảng 4.784 người).

Thị trường bất động sản Hà Nội bắt đầu xuất hiện tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất tại các quận, huyện ven đô lên cao sau khi đợt dịch thứ hai tạm lắng xuống. Điều này đã làm chùn bước chân của các nhà phát triển bất động sản.

Tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2- 3 năm trở lại đây rất ì ạch. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này. Các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường bất động sản TP. Hà Nội.

Dù các khu đất chưa được phê duyệt làm dự án nhưng Hoàng Mạnh Cường, Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia (quận 9, TP.HCM) đã cố tình vẽ ra 5 “dự án ma” rồi rao bán nhằm chiếm đoạt của hàng chục khách hàng số tiền gần trăm tỉ đồng.

Theo tìm hiểu, Cường và Công ty Phát An Gia đứng tên tại 5 thửa đất thuộc quận 9. Dù những thửa đất này chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thực hiện dự án, nhưng trong giai đoạn 2018 – 2919, ông Cường đã tự ý vẽ ra các dự án với tên gọi như KDC Central House Đường 4, KDC Đường 8, KDC Trường Lưu, KDC Long Phước và KDC Võ Văn Hát rồi rao bán cho nhiều người..

Ông Nguyễn Tấn Tài (KP.3, P.An Phú Đông, Q.12) đại diện cho các hộ dân dọc QL1A đoạn từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Lạc dài khoảng 34 km, bức xúc phản ánh, do UBND TP HCM quy hoạch lộ giới đoạn tuyến QL1A thuộc địa phận TP HCM là 120 m từ năm 1995 đến nay khiến các hộ dân ở đây không được chuyển mục đích sử dụng đất ở để xây dựng nhà cửa cũng như được cấp sổ hồng cho căn nhà, miếng đất của mình. Vì không có sổ hồng nên họ không được cấp phép sản xuất kinh doanh, không được thế chấp vay vốn ngân hàng để làm ăn khiến cuộc sống của người dân gặp vô vàn khó khăn.

Quyết định 568 của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 quy định mặt cắt lộ giới QL1A đoạn qua Q.12 chỉ 70 m. Chúng tôi đã hàng chục lần gửi đơn kiến nghị, kêu cứu lên UBND TP HCM vì sao vẫn giữ 120 m khiến người dân khổ sở, thiệt hại bao năm nay.

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019 có 23 doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài tại 123 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản và hàng không.

Tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của 23 doanh nghiệp này hiện nay là 12,2 tỷ USD. Trong đó, 3 tập đoàn đầu tư lớn nhất, gồm Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) là 6,8 tỷ USD (chiếm 56%), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) là 2,99 tỷ USD (chiếm 25%), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là 1,4 tỷ USD (chiếm 12%).

The Centennial Saigon, Alpha City, Alpha Town hay The Vertex Private Residences đều sở hữu vị trí đắc địa giữa trung tâm TP.HCM, từng được giới thiệu quảng bá rầm rộ với mức giá bán trên dưới 10.000 USD/m2. Tuy nhiên, hiện nay những dự án này đều chung số phận ngừng thi công.

Trong số dự án trên, thì The Centennial, Alpha City và Alpha Town đều có điểm chung liên quan tới một cái tên đình đám Alpha King – chủ đầu tư đến từ Hong Kong. Doanh nghiệp này chỉ mới “chào sân” thị trường bất động sản Việt Nam từ năm 2018, tuy nhiên ngay lập tức gây tiếng vang với việc công bố sở hữu một loạt dự án nằm vị trí trung tâm TP.HCM như The Centennital, Alpha City hay Alpha Town.

Ở Hà Nội, nhà không giấy tờ, nhà trong quy hoạch không phải chuyện hiếm. Nhiều hoạt động giao dịch, mua bán vẫn diễn ra hàng ngày.

Song, không phải ai cũng dám mua nhà, đất dạng này. Bởi chỉ cần khu đất đó nằm trong quy hoạch thì có thể bị giải toả. Người mua chỉ được đền bù theo giá đất được Nhà nước quy định, thậm chí có thể mất trắng. Hiện nay ở Hà Nội, rất nhiều nơi tồn tại nhà đất dạng này như ở phường Khương Trung, Định Công, Q. Hoàng Mai, hay ngoài cửa khẩu. Giá đất không sổ đỏ, khu vực ngoài cửa khẩu năm 2018 – 2019 chỉ dao động khoảng 10 triệu đồng/m2. Nếu muốn làm sổ đỏ, mỗi mét vuông sẽ mất thêm 40 – 50 triệu đồng.

Hơn 10 năm đến Bình Dương mưu sinh, anh Nguyễn Anh Vũ (30 tuổi, quê Bình Định) dành dụm được vài trăm triệu đồng để mua đất, cất nhà. Đi làm về, thấy dọc đường treo bảng bán đất giá rẻ ở khu công nghiệp Mỹ Phước 4 (thuộc thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nên anh đã liên hệ hỏi mua. Sau đó, anh Vũ được môi giới dẫn đi coi đất. Vị trí, diện tích và giá cả phù hợp nên anh quyết định đặt cọc 20 triệu đồng bằng hình thức chuyển khoản, bởi theo lời người môi giới chủ đất sống ở Hà Nội nên không thể giao dịch trực tiếp.

Năm ngày sau, môi giới liên tục hối đi công chứng để sớm hoàn tất việc mua bán, nên khiến anh Vũ nghi ngờ. Lấy lý do cần hỏi thêm ý kiến gia đình, anh Vũ được môi giới gửi cho bản photo sổ đỏ. Cầm bản photo sổ đỏ đi kiểm tra thì anh Vũ mới biết, hồ sơ đất mà mình mới đặt cọc tiền là không có thật. Không lấy lại được số tiền đặt cọc, nhưng anh Vũ thấy mình vẫn còn may mắn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *