Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam

Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam

Sự phát triển thị trường BĐS có thể được coi như là sự biểu hiện của tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của một quốc gia. Việc gia nhập cộng đồng quốc tế và khả năng tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn sẽ đảm bảo chắc chắn nhu cầu BĐS sẽ tăng. Phát triển thị trường BĐS luôn luôn là một yếu tố quan trọng của toàn bộ sự phát triển kinh tế. Phát triển BĐS sẽ là một nguồn rất quan trọng trong việc cung cấp công ăn việc làm cho các nhà chuyên môn (kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên…) cũng như lao động có tay nghề (những công nhân vận hành máy móc, thợ điện, thợ nước…) và cho cả lao động không lành nghề. Hơn thế nữa, sự phát triển BĐS tất yếu có một tác dụng xuyên suốt nền kinh tế vì nó làm cho nhu cầu về vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép, gạch đá…), năng lượng (dầu mỏ, khí đốt-ga, điện v.v..) và các sản phẩm hoàn chỉnh (đồ đạc, trang thiết bị tiện nghi dùng trong nhà, trang trí nội thất v.v..) cũng tăng dần theo.

Thị trường BĐS hiện tại cũng như tương lai gần sẽ có sự mất cân đối giữa cung và cầu về BĐS. Có thể nói các dạng BĐS ở bên cung hiện nay đều không đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai.

Hiện tại, trên thị trường BĐS có 3 hướng đầu tư BĐS chủ yếu là:
– Hình thức thứ nhất là mua đi bán lại, phân lô bán nền;
– Hình thức thứ hai là đầu tư tiền xây căn hộ để bán;
– Hình thức thứ ba là thực hiện các dự án chung cư cao cấp và xây dựng thành một cộng đồng dân cư. Hình thức này tuy ban đầu khó thực hiện và tốn kém nhưng sẽ lâu bền và sinh lời hơn cả.

Thị trường BĐS những năm gần đây luôn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu. Vì thế, việc có những cơn sốt hay tăng giá quá nhanh là điều không tránh khỏi. Đặc biệt trong những năm qua, thị trường chứng khoán có nhiều biến động dẫn đến biến động trong thị trường BĐS.

Làn sóng đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mạnh mẽ đổ vào thị trường BĐS Việt Nam. Dù kinh tế toàn cầu xuất hiện những dấu hiệu suy yếu, thị trường BĐS vẫn thu hút các nhà đầu tư và giữ mức tăng trưởng hiện tại tuy có thể với tốc độ chậm hơn.

Thị trường BĐS năm 2007 đã cho thấy sự tăng mạnh về cầu trong tất cả các mảng thị trường. Năm 2008 sẽ tiếp tục tăng tuy nhiên sẽ có sự khác biệt. Nhu cầu vẫn tăng tuy nhiên yêu cầu của người mua sẽ cao hơn. Việc xếp hàng để mua căn hộ trong các dự án như Víta, Kêppl và Ếtlle, Hoàng Anh Gia Lai, Phú Mỹ Hưng và mới đây nhất là dự án Mỹ Phước tại Bình Dương cho thấy những dự án chất lượng, giá cả phải chăng sẽ vẫn luôn dẫn đầu thị trường. Các dự án không chỉ còn tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh mà đã lan toả đến các thành phố đầy tiềm năng khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng sẽ gặp không ít thách thức về quỹ đất trong khu vực trung tâm hạn chế; giá đất trên thị trường cao; cơ sở vật chất hạ tầng cũng như là giao thông đi lại, tiếp cận dự án; vấn đề thủ tục giấy tờ, giải phóng mặt bằng…

Theo dự báo của Công ty CB Richảd Ellí, giá thuê văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2008 sẽ lên tới 65-70 ÚD/m2/tháng, thậm chí tại những khu trung tâm thương mại có thể lên tới 200 ÚD/m2. Do thị trường BĐS hiện nay đang thiếu nguồn cung trầm trọng và phải chờ đến năm 2009, 2010 mới có thêm nhiều nguồn cung mới. Trong khi, đầu năm 2008, nhiều quầy hàng kinh doanh các sản phẩm chủ lực, hàng hiệu tăng cường tham gia thị trường. Đồng thời với sự góp mặt của những nhà kinh doanh bán lẻ đến từ Maláiia, Singapỏe, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và việc Việt Nam gia nhập WTO cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nước ngoài vào năm 2009 sẽ càng đẩy giá thuê liên tục tăng cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *