Trình tự và thủ tục thực hiện một dự án đầu tư dự án kinh doanh bất động sản
Hoạt động đầu tư dự án kinh doanh bất động sản về cơ bản được tiến hành theo quy định về đầu tư nói chung, bao gồm một số bước sau :
1. Chuẩn bị đầu tư :
– Đối với dự án đầu tư trong nước :
Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo theo quy định với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư .
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Thẩm tra dự án đầu tư :
Dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra.
Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày trừ trường hợp dự án quan trọng quốc gia.
3. Chấp thuận đầu tư :
Thẩm quyền chấp thuận đầu tư :
3.1. Thủ tướng chính phủ :
Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau : Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản; Phát thanh, truyền hình; Kinh doanh cáino; Sản xuất thuốc lá điếu; Thành lập cơ sở đào tạo đại học; Thành lập khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC) và khu kinh tế (KKT).
Các dự án không phân biệt nguồn vốn đầu tư và có quy mô vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng Việt Nam trong những lĩnh vực sau : Kinh doanh điện; Chế biến khoáng sản; Luyện kim; Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt quy mô vốn đầu tư trong các lĩnh vực sau: Kinh doanh vận tải biển; Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Intểnt; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; In ấn, phát hành báo chí; xuất bản; Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
3.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố :
Các dự án ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và không thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng.
o Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý (BQL).
3.3. Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế tỉnh/ thành phố (“BQL”) :
Các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và không thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng
o Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư :
– Mọi Giấy chứng nhận đầu tư sẽ do uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý cấp. Trường hợp ngoại lệ đối với các lĩnh vực đặc biệt như ngân hàng hoặc bảo hiểm thì Bộ quản lý ngành liên quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư và thực hiện vai trò cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có thẩm quyền chấp thuận đầu tư và cũng không còn vai trò là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt và đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế (mà Việt Nam là thành viên) thì uỷ ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh hoặc Ban quản lý thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Các cơ quan này sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy hoạch và/hoặc đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.
– Trường hợp dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt hoặc không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường đã quy định, thì uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Ban quản lý phải lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
– Trường hợp chưa có quy hoạch được phê duyệt, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
4. Lĩnh vực kinh doanh có điều kiện :
Theo Luật Đầu tư 2005, tất cả dự án đầu tư (không phân biệt đầu tư nước ngoài hay trong nước) lĩnh vực kinh doanh bất động sản sau là loại dự án có điều kiện phải và thuộc diện thẩm tra đầu tư bởi UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý hoặc Thủ tướng chính phủ trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.