Pháp luật về nhà ở

Pháp luật về nhà ở

Pháp luật về kinh doanh bất động sản được quy định cụ thể trong Bộ Luật nhà ở số 56/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý Nhà nước về nhà ở.

1. Chế độ sở hữu
Quyền có nhà của công dân (điều 4): Công dân có quyền có chỗ ở thông qua việc tạo lập nhà ở hợp pháp hoặc thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ nhà ở theo quy định của pháp luật. Người tạo lập nhà ở hợp pháp có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.
Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở (điều 5): Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu. Nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hoá. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng nhà ở thì Nhà nước bồi thường cho chủ sở hữu nhà ở theo gia thị trường tại thời điểm thanh toán và taọ điều kiện để họ tạo lập nhà ở khác.
Quỹ nhà ở bao gồm: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở thuộc sở hữu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhà ở thuộc sở hữu cá nhân.

2. Chế độ quản lý
Nhà nước thống nhất quản lý nhà ở bằng pháp luật.
– Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở: ( chương VII, điều 134 đến 146) xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chương trình quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà ở. Ban hành các văn bản quy phạm phát luật về nhà ở và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Ban hành tiêu chuẩn nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở theo tiêu chuẩn nhà ở. Công nhận quyền sở hữu nhà ở. Cho phép hoặc đình chỉ  việc xây dựng, cải tạo nhà ở.Quản lý hồ sơ nhà ở. Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công  nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở. Quản lý hoạt động môi giới nhà ở. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở: Căn cứ Luật Nhà ở, định hướng phát triển nhà ở quốc gia và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình chịu trách nhiệm ban hành hoặc trình cơ quan có  thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển  nhà ở. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng và phát triển nhà ở.
+ Công nhận quyền sở hữu nhà ở: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức, cá nhân tạo lập nhà ở hợp pháp theo quy định của Luật này. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở  trong cả nước.
+ Quản lý hồ sơ nhà ở: Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý hồ sơ nhà ở quy định tại Điều 66 của Luật này đối với trường hợp doĐUBN cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý hồ sơ nhà ở quy định tại Điều 66 của Luật này đối với trường hợp do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hồ sơ nhà ở khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp một khoản phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
+ Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở. UBND các cấp có trách nhiệm thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở trên địa bàn phục vụ yêu cầu xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở. Định kỳ năm năm một lần, cơ quan QLNN về nhà ở TW thực hiện điều tra, tổng hợp dữ liệu về nhà ở trên phạm vi toàn quốc. Chính phủ bố trí ngân sách cho việc điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở.
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.
+ Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển và quản lý nhà ở: Nhà nước có chính sách đào tạo cán bộ, công chức, viên chức  phục vụ cho phát triển và quản lý nhà ở. Cơ quan QLNN về nhà ở TW quy định nội dung chương trình và phối hợp với UBND cấp Tỉnh tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phát triển, kinh doanh và QLNN về nhà ở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
+ Quản lý hoạt động môi giới nhà ở: Tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới nhà ở phải đăng ký kinh doanh hoạt động môi giới nhà ở theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện tham gia hoạt động môi giới nhà ở. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở TW ban hành quy chế tổ chức hoạt động môi giới bất động sản nhà ở.
+ Thanh tra thực hiện pháp luật về nhà ở: Thanh tra chuyên ngành về xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở. Cơ quan quản lý nhà ở địa phương chịu trách nhiệm thanh tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở tại địa phương.
– Cơ quan QLNN về nhà ở, Chính phủ thống nhất QLNN về nhà ở. Cơ quan quản lý về nhà ở TW chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về nhà ở. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi  nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan QLNN về nhà ở ở TW để thực hiện QLNN về nhà ở theo phân cấp của Chính phủ. Chính phủ quy định mô hình tổ chức phát triển và quản lý nhà ở bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển nhà ở quy định tại Luật này.

3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở:
Điều 22 của Luật này quy định:
– Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khi đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật này.
– Quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo quy định của pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
– Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật khi bán, cho thuê, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở.
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật khi được Nhà nước cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận QSH nhà ở, xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng nhà ở.
– Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, về việc giải toả, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở hoặc khi Nhà nước trưng dụng, trưng mua, mua trước nhà ở.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *